Chúng ta đã rất quen thuộc với những sản phẩm thành công của Google. Hầu hết mọi người đều sử dụng một trong các dịch vụ của công ty hàng ngày. Tuy nhiên, gã khổng lồ này cũng đã có rất nhiều bản thiết kế sai lầm. Hãy cùng Seve7 tìm hiểu về những sản phẩm thất bại nhất của Google nhé!
Nexus Q là một thiết bị hỗ trợ giải trí tại gia. Sản phẩm này có khả năng kết nối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Nó cũng có thể tự kết nối với internet. Từ đó, người dùng có thể chơi những bản nhạc ngay trên chiếc TV của gia đình.
Tại sao thiết bị này lại không thành công? Vì rất nhiều lý do. Thay vì có thể điều khiển riêng biệt, Q chỉ có thể được điều khiển từ tablet hoặc smartphone Android. Tệ hơn nữa, Nexus Q chỉ có thể stream từ các dịch vụ do Google sở hữu. Bao gồm: Google Music, Google Play và YouTube. Nghĩa là thiếu hỗ trợ cho một số ứng dụng phát trực tuyến phổ biến nhất. Bao gồm Netflix và Spotify. Vì vậy, với mức giá 300 USD càng khiến nó trở nên kém hấp dẫn.
Chiếc kính thông minh có giá 1.500 USD này từng được cho là sẽ thay đổi cách con người sử dụng công nghệ. Sự sụp đổ của Google Glass là do một loạt vấn đề. Trong đó, cú đánh mạnh nhất là tranh cãi xung quanh camera tích hợp. Điều này khiến mọi người lo sợ quyền riêng tư của họ bị xâm phạm. Google Glass đã bị cấm ở các nhà hát, quán bar và nhà hàng. Ít nhất một phóng viên công nghệ đã bị hành hung vì đeo kính bên ngoài quán bar.
Ngoài các vấn đề về quyền riêng tư, Google Glass quá đắt nên không thu hút được khách hàng. Đặc biệt là nó không cung cấp đủ chức năng. Sản phẩm này có thể được điều khiển bằng giọng nói và chuyển động. Tuy nhiên, những tính năng này hoạt động không tốt. Việc Google định giá chiếc kính quá cao. Ngoài ra, việc thiếu kế hoạch tiếp thị dẫn đến doanh số bán hàng rất kém. Kể từ đó, công ty này không ra mắt thêm một chiếc kính thông minh nào nữa.
Pixel Slate là một máy tính bảng có thể tháo rời phần bàn phím. Đây là một trong những sản phẩm thất bại nhất của Google. Sản phẩm này tương tự như Surface Pro của Microsoft. Nhưng nó là một chiếc máy Chromebook chạy Chrome OS của Google. Pixel Slate ra mắt vào thời điểm mà máy tính bảng Android đã hoàn toàn thất bại trước iPad.
Dù được mong đợi rất nhiều, nhưng Pixel Slate chỉ mang đến nỗi thất vọng. Sản phẩm này được bán ra vào năm 2018. Nó không tạo được chỗ đứng trên thị trường. Google cho biết họ đã ngừng sản xuất chỉ trong vòng vài tháng. Trớ trêu thay, sau khi Pixel Slate bị khai tử, tablet Android lại hồi sinh bất ngờ nhờ dòng Galaxy Tab của Samsung. Đến tận năm 2022, Google lại giới thiệu một chiếc máy tính bảng Pixel sắp ra mắt. Tuy nhiên, sản phẩm này chạy trên hệ điều hành Android thay vì Chrome OS.
Tango là một ví dụ của việc đi trước thời đại. Sản phẩm này là nỗ lực ban đầu của Google trong việc đưa thực tế tăng cường (AR) vào điện thoại. Vấn đề là cách tiếp cận chưa hợp lý.
Trong khi các nền tảng AR di động hiện đại có thể sử dụng phần cứng đã có trong smartphone. Tango lại yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại triển khai phần cứng máy ảnh đắt tiền để áp dụng AR. Trong khi bản thân Tango phần lớn được khen ngợi, một số điện thoại hỗ trợ nó lại bị chỉ trích là cồng kềnh, đắt tiền và chậm chạp.
Tango cũng gặp phải những vấn đề tương tự với nền tảng AR hiện tại. Đó là không có đủ ứng dụng hấp dẫn và không đáp ứng được những gì đã hứa hẹn. Tango cuối cùng đã bị chấm dứt, nhưng linh hồn của nó vẫn tồn tại trong ARCore. Bộ công cụ phát triển phần mềm không cần phần cứng bổ sung của Google để xây dựng các ứng dụng AR.
Google+ là nỗ lực tham vọng nhất để đối đầu Facebook. Sự xuất hiện của nó một phần dẫn đến sự đóng cửa của Orkut (một ứng dụng xã hội không thành công khác), Buzz và Google Friend Contact.
Google đã dồn toàn bộ nguồn lực của mình vào Google+ với hy vọng thu hút người dùng Android, YouTube và Chrome vào một nền tảng duy nhất.
Google+ muốn trở thành một Facebook tiếp theo, một ứng dụng cho mọi người giao tiếp với bạn bè, đăng ảnh và tìm kiếm tin tức. Ngoài ra còn có các tùy chọn cho cuộc trò chuyện nhóm video và nhắn tin văn bản nhóm.
Thật không may, Google+ không bao giờ có thể mở rộng quy mô như các đối thủ cạnh tranh và lại liên quan đến hai vụ rò rỉ dữ liệu quan trọng trước khi ngừng hoạt động. Dù cuối cùng không thành công, nền tảng này vẫn tồn tại lâu hơn những mạng xã hội trước đó của Google, Google+ biến mất vào năm 2019, sau bảy năm hoạt động. Phần còn lại duy nhất của Google+ là Google Currents, một ứng dụng dành cho liên lạc của công ty, nhưng dự kiến cũng sẽ ngừng hoạt động vào năm 2023.
Cảm ơn bạn đã đọc đến cuối bài viết. Trên đây là thông tin về những sản phẩm thất bại nhất của Google. Mong là nó sẽ có ích đối với bạn. Nếu có gì thắc mắc thì bạn hãy bình luận ngay phía dưới nhé! Seve7 sẽ giải đáp giúp bạn.
CTY CP THƯƠNG MẠI ATV VIỆT NAM
Địa chỉ Hà Nội : 16 B06 An Vượng Villa Dương Nội Hà Đông
DKKD : số 0109653550 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu 31/05/2021
Email : hotro@seve7.vn
Tổng đài CSKH : 084.6886.000
Thời gian : 8:30 - 18:00 (Thứ 2 - Thứ 7)
Hotline bán hàng : 084.6886.000 hoặc 097.1830.086
Hotline kĩ thuật : 084.3434.000
Email : hotro@seve7.vn
Địa chỉ Hà Nội : Số 10 Ngõ 108 Trần Phú- Hà Đông- Hà Nội
Copyrights © 2021 by Seve7. Powered by Seve7- Designed by JupiterMedia